Angkor Wat ngày nay Angkor_Wat

Phục dựng và bảo tồn

Đoạn phim ngắn của World Monuments Fund về việc phục dựng Angkor Wat

Việc phục dựng Angkor Wat bắt đầu từ khi Viện Viễn Đông Bác cổ (École Française d’Extrême-Orient - EFEO) thành lập chương trình Phục dựng Ăngkor (Conversation d'Angkor) vào năm 1908. Cho đến lúc đó, các hoạt động tại khu vực chủ yếu là thăm dò.[39][40] Chương trình chịu trách nhiệm về các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phục dựng tại Ăngkor cho đến đầu những năm 1970[41] và phần lớn việc phục dựng được thực hiện vào những năm 1960.[42] Tuy nhiên, các hoạt động này đã bị dừng lại vào thời Khmer Đỏ.[43] Từ năm 1986 đến năm 1992, tổ chức Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ (Archaeological Survey of India) tiến hành công việc phục dựng ngôi đền,[44] cho dù đã có những ý kiến tranh cãi về việc sử dụng hóa chất gây ảnh hưởng đến bề mặt đá.[45][46]

Năm 1992, sau lời kêu gọi giúp đỡ của Quốc vương Norodom Sihanouk, Angkor Wat được cho vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa của UNESCO (sau đó đã được gạch tên vào năm 2004) và di sản thế giới cùng với lời kêu cứu của UNESCO đến cộng đồng quốc tế.[47][48] Năm 1994, các phân vùng đã được thiết lập để bảo vệ khu vực Ăngkor.[49] Cơ quan quản lý APSARA được thành lập năm 1995 nhằm bảo vệ và quản lý khu vực, và một điều luật đã được thông qua năm 1996 nhằm bảo vệ các di sản tại Campuchia.[50][51] Một số quốc gia như Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc đã tham gia vào các dự án bảo tồn Angkor Wat. Tổ chức Dự án Bảo tồn Apsara Đức đang làm công tác bảo vệ các hoa văn và họa tiết điêu khắc đá khỏi hư hại. Khảo sát của công ty cho thấy khoảng 20 phần trăm các họa tiết đang trong tình trạng tồi tệ, chủ yếu bởi sự xói mòn tự nhiên và sư xuống cấp của đá, nhưng một phần cũng do các cố gắng phục dựng trước đó.[52] Các công việc khác bao gồm sửa chữa các phần bị sụp đổ của cấu trúc, và đề phòng sự sụp đổ thêm: mặt phía tây của tầng trên đã được củng cố thêm bằng giàn giáo từ năm 2002,[53] trong khi một đội từ Nhật Bản đã hoàn thiện việc phục dựng thư viện phía bắc của khoảng đất phía ngoài năm 2005.[54] Quỹ Di tích Thế giới (World Monuments Fund) bắt đầu công việc phục dựng hành lang Churning of Sea of Milk năm 2008 sau một vài năm nghiên cứu tình trạng. Dự án khôi phục hệ thống mái truyền thống của người Khmer và loại bỏ xi măng được dùng trong các lần phục dựng trước khiến muối thấm vào sau các bức điêu khắc đá, làm phai màu và gây hư hại các bề mặt điêu khắc.

Chiếc đầu được phục dựng của một naga trên đường dẫn vào Angkor Wat. Đường dẫn được khôi phục đầu tiên bởi người Pháp vào những năm 1960.

Màng vi sinh vật sinh học đã tìm thấy đá sa thạch đang xuống cấp tại Angkor Wat, Preah Khan, và Bayon và Tây Prasat ở Ăngkor. Sự mất nước và vi khuẩn lam dạng sợi chống bức xạ có thể sản xuất các axit hữu cơ phân hủy đá. Một loại nấm tối dạng sợi đã được tìm thấy trong các mẫu vật trong và ngoài Preah Khan, trong khi tảo Trentepohlia chỉ được tìm thấy trong các mẫu vật lấy từ đá hồng bên ngoài Preah Khan.[55] Các bản sao cũng đã được thực hiện để thay thế một số các điêu khắc bị mất hoặc hư hỏng.[56]

Du lịch

Từ những năm 1990, Angkor Wat đã trở thành một địa điểm du lịch lớn. Năm 1993, chỉ có 7,650 du khách đến đây; đến năm 2004, số liệu chính phủ đã cho thấy đã có 561,000 du khách nước ngoài đến tỉnh Xiêm Riệp, chiếm xấp xỉ 50% lượng du khách nước ngoài đến Campuchia. Đến năm 2007 con số này là trên một triệu, và trên hai triệu vào năm 2012. Phần lớn mọi người đến thăm Angkor Wat với trên 2 triệu du khách nước ngoài năm 2013. Khu di tích được quản lý bởi tập đoàn tư nhân SOKIMEX, tổ chức đã thuê lại Angkor Wat từ Chính phủ Campuchia. Các dòng khách du lịch không gây ra thiệt hại nào đáng kể, trừ một số bức graffti; các bức điêu khắc đá và bề mặt sàn được bảo vệ bởi dây thừng và mặt gỗ. Du lịch cũng mang về một nguồn thu khác cho công tác bảo trì—cho đến năm 2000, khoảng 28% nguồn thu từ bán vé tại khu vực Ăngkor được sử dụng cho ngôi đền—cho dù phần lớn công việc được tiến hành bởi các đội được tài trợ bởi các chính phủ nước ngoài chứ không phải các nhà chức trách Campuchia.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Angkor_Wat http://sydney.edu.au/news-opinion/news/2015/12/09/... http://www.cambodia-travel.com/khmer/post-angkor.h... http://www.cambodianview.com/documents/articles/Br... http://www.grahamhancock.com/horizon/horizon_scrip... http://www.guinnessworldrecords.com/world-records/... http://www.nytimes.com/1992/06/21/magazine/washing... http://www.gacp-angkor.de/ http://archiv.ub.uni-heidelberg.de/ojs/index.php/t... http://huntingtonarchive.osu.edu/seasia/angkor.htm... http://www.efeo.fr/base.php?code=217